Nhiều người trong số chúng ta khi nhắc tới layout thường có cảm giác mơ hồ. Không hiểu cụ thể layout là gì và ứng dụng của layout trong công việc. Nhiều người thấy việc sử dụng layout là cao siêu. Chúng ta nghĩ nó chưa cần thiết với công việc hiện tại của mình nên ngại không muốn tìm hiểu.
Thực tế ở nước ta, việc sử dụng layout đã rất phổ biến. Để khi các bạn ra trường đi làm không phải bỡ ngỡ trước công việc và đồng nghiệp. Việc trang bị kiến thức về layout là điều cần thiết ngay từ bây giờ.
Vậy layout là gì và ứng dụng cũng như thế mạnh của layout như thế nào?. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu ngay sau đây.
Model:
Trong không gian Model, chúng ta vẽ với tỷ lệ 1:1. (nghĩa là kích thước của chi tiết khi vẽ và kích thước thực tế ngoài hiện trường là bằng nhau). Bạn có thể tùy ý chọn một đơn vị của autocad tương ứng là mm, Icnh… Hoặc bất kỳ một đơn vị đo lương nào thuận tiện trong công việc của bạn.
Trong không gian Model chúng ta có thể nhìn (View). Chỉnh sử đối tượng (Edit). Con trỏ chuột có thể hoạt động và di chuyển tới bất cứ tọa độ nào trong không gian vẽ.
Đây là cách vẽ cơ bản nhất mà tất cả mọi người thường sử dụng khi vẽ trong autocad.
Layout:
Layout tabs hay còn gọi là không gian giấy (Paper space). Trong không gian giấy, chúng ta có thể tạo khung tên, tạo các khung nhìn (Viewports), Dim bản vẽ hoặc thêm các chú thích.
Tạo và căn chỉnh Layout viewports
– Bạn có thể tạo ra một hoặc nhiều khung nhìn trên cùng một layout để hiển thị bản vẽ trong không gian giấy. Với mỗi khung nhìn, bạn có thể thay đổi kích thước của khung nhìn cũng như thay đổi tỷ lệ, di chuyển để trình bày bản vẽ với nhiều tỷ lệ khác nhau với bố cục hợp lý.
– Chúng ta nên tạo một layer khung nhìn (Viewports) để dễ dàng quản lý các khung nhin.
– Ví dụ: Khi chúng ta muốn in bản vẽ trong layout mà không muốn xuất hiện khung nhìn trên bản vẽ giấy khi in ra thì chúng ta có thể tắt Layer Viewport đó đi
– Chúng ta nên tạo một layer khung nhìn (Viewports) để dễ dàng quản lý các khung nhin.
– Ví dụ: Khi chúng ta muốn in bản vẽ trong layout mà không muốn xuất hiện khung nhìn trên bản vẽ giấy khi in ra thì chúng ta có thể tắt Layer Viewport đó đi
Lệnh tạo khung nhìn
– Dể tạo khung nhìn chúng ta sử dụng lệnh MV. Chúng ta có thể tạo một hoặc nhiều khung nhìn trên một layout miễn sao cách bố trí các khung nhìn đó hợp lý với bố cục của bản vẽ muốn trình bày khi in ra. Chúng ta có thể copy, di chuyển, array.. các khung nhìn.
– Để chuyển thao các con trỏ chuột từ layout vào khung nhìn chúng ta di chuột tới vị trí khung nhìn và nhấn đúp chuột vào đó. Lúc này, con trỏ chuột chỉ có thể di chuyển và làm việc trong khung nhìn. Khi đã căn chỉnh hết các đối tượng và muốn chuyển con trỏ chuột ra layout thì chúng ta di con trỏ chuột ra phần layout và cick đúp chuột.
– Để chuyển thao các con trỏ chuột từ layout vào khung nhìn chúng ta di chuột tới vị trí khung nhìn và nhấn đúp chuột vào đó. Lúc này, con trỏ chuột chỉ có thể di chuyển và làm việc trong khung nhìn. Khi đã căn chỉnh hết các đối tượng và muốn chuyển con trỏ chuột ra layout thì chúng ta di con trỏ chuột ra phần layout và cick đúp chuột.
Tạo một khung nhìn không phải hình tứ giác.
– Chúng ta có thể tạo một khung nhìn không phải là hình chữ nhật bằng cách convert một đối tượng đã vẽ trong không gian Layout thành một khung nhìn
*Lệnh MV có hai lựa chọn để chúng ta có thể thực hiện.
– Lựa chọn Object: Chúng ta có thể lựa chọn một đối tượng khép kín như đường tròn, Polyline khép kín trong không gian giấy để convert thành một khung nhìn
– Lựa chọn Polygonal: Chúng ta có thể dùng để tạo một khung nhìn là một polyline bằng cách pick các điểm tạo thành một vòng khép kín
*Lệnh MV có hai lựa chọn để chúng ta có thể thực hiện.
– Lựa chọn Object: Chúng ta có thể lựa chọn một đối tượng khép kín như đường tròn, Polyline khép kín trong không gian giấy để convert thành một khung nhìn
– Lựa chọn Polygonal: Chúng ta có thể dùng để tạo một khung nhìn là một polyline bằng cách pick các điểm tạo thành một vòng khép kín
Cắt một khung nhìn. Lệnh VPCLICP dùng để cắt một khung nhìn
Thay đổi kích thước của khung nhìn (Viewports)
– Khi muốn thay đổi kích thước của một khung nhìn (Viewports) thì chúng ta tương tự như khi thay đổi kích thước một hình tứ giác trong môi trường Model. Đó là sử dụng các lệnh Scale, Click chuột chọn khung nhìn rồi kéo để phóng to hay thu nhỏ…
Tỷ lệ của khung nhìn (Viewporrts)
– Khi chúng ta muốn đặt tỷ lệ cho mỗi khung nhìn trong layout, chúng ta vào mục Properties của khung nhìn ấy và chọn Standar scale theo tỷ lệ chúng ta cần.
– Sau khi đặt tỷ lệ cho khung nhìn bạn cần phải khóa khung nhìn để tỷ lệ không thay đổi khi zoom. Chúng ta vào properties của khung nhìn chọn Display Locked: ON để lock khung nhìn
– Khi chúng ta muốn đặt tỷ lệ cho mỗi khung nhìn trong layout, chúng ta vào mục Properties của khung nhìn ấy và chọn Standar scale theo tỷ lệ chúng ta cần.
– Sau khi đặt tỷ lệ cho khung nhìn bạn cần phải khóa khung nhìn để tỷ lệ không thay đổi khi zoom. Chúng ta vào properties của khung nhìn chọn Display Locked: ON để lock khung nhìn
Đóng băng layer trong khung nhìn
– Bạn có thể chọn đóng băng các layer khác nhau trong mỗi khung nhìn mà không ảnh hưởng tới khung nhìn khác.
– Để đóng băng các layer trong khung nhìn, chúng ta vào phần quản lý Layer Properties Manager.
– Để đóng băng các layer trong khung nhìn, chúng ta vào phần quản lý Layer Properties Manager.
Bật, tắt khung nhìn.
Dóng các đối tượng trong các khung nhìn
– Chúng ta có thể dóng đối tượng ở khung nhìn này với đối tượng ở khung nhìn khác mà không cần phải dùng lệnh move trong model.
– Trong lệnh Mvsetup
– Chọn Align
– Trong lệnh Mvsetup
– Chọn Align
Dimstyle trong layout
– Khi vẽ trong model chúng ta phải tạo rất nhiều Dim style cho các tỷ lệ khác nhau. Nếu vẽ trên layout, bạn chỉ cần tạo 1 Dim style duy nhất với cách chọn thẻ Fit.
Tạo khung tên trong layout.
– Một cách đơn giản để tạo khung tên trong layout đó là tạo khung tên với tỷ lệ 1:1. Sau đó chúng ta sắp xếp các khung nhìn vào trong khung tên với tỷ lệ tùy ý.
– Khi in đặt tỷ lệ là 1:1 sẽ cho xuất bản vẽ đúng tỷ lệ. Việc quản lý bản vẽ và xuất bản vẽ cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
– Khi in đặt tỷ lệ là 1:1 sẽ cho xuất bản vẽ đúng tỷ lệ. Việc quản lý bản vẽ và xuất bản vẽ cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
No comments:
Post a Comment