Lệnh tắt trong autocad
Là những lệnh gốc của Autocad được người dùng đặt lại tên cho dễ sử dụng, dễ nhớ.
3 Quy tắc đặt lệnh tắt
- Đặt cho những lệnh dùng thường xuyên.
- Ưu tiên gán cho những chữ cái phía bên trái vì tay trái dùng để gõ lệnh, tay phải giữ chuột.
- Dễ nhớ. Đặt 1 chữ cái hoặc 2 chữ cái trùng nhau.
- Ngón cái gõ phím spacebar
- Ngón trỏ gõ lệnh gán với chữ
- Ngón giữa gõ lệnh gán với số (1, 2, 3, 4, 5, 6)
- Ngón kế út giữ 2 vị trí là phím ESC (kết thúc lệnh) và phím ‘ (lệnh lấy layer hiện hành)
2 Cách set lệnh tắt cơ bản
- Cách 1: Chép file lệnh tắt của người khác vào thư mục này:
- Cách 2: Mở file acad.pgp và thêm lệnh tắt.
Nét vẽ và nét in
- Nét vẽ: là những Layer ta đặt để kiểm soát đối tượng khi vẽ.
- Tên layer nên đặt chữ thường tiếng Việt không dấu. Ví dụ: tuong, ket cau, cau thang,…
- Màu layer nên đặt theo quy tắc: thành phần chính màu nổi, thành phần phụ màu nhạt (hoặc xám).
- Nét in: là độ dày của nét vẽ.
Có 6 nét cơ bản:- 0.5: Dùng để diễn tả nét tường, nét kết cấu ở tỉ lệ > 1/50. Ví dụ: tỉ lệ 1/20
- 0.4: Dùng để diễn tả nét tường, nét kết cấu ở tỉ lệ <= 1/50. Hoặc khối chính mặt tiền
- 0.3: Dùng để diễn tả nét thấy ở tỉ lệ > 1/50. Hoặc khối phụ mặt tiền
- 0.2/0.18: Dùng để diễn tả nét thấy (gần) ở tỉ lệ <=50
- 0.13/0.09: Dùng để diễn tả nét thấy (xa) hay còn gọi là mảnh dùng để diễn tả các thành phần phi hình học như: dim, trục, ghi chú, kí hiệu
- Nét mờ screening=50 (màu 250/251): Dùng để diễn tả các thành phần tham chiếu. Ví dụ: MB trần đèn cần có vật dụng để tham chiếu. Hatch sân vườn cây xanh cũng dùng nét này.
Bí quyết vẽ autocad nhanh
4 Quy tắc vẽ cad nhanh
- Vẽ từ ngoài vào trong.
- Vẽ hình lớn trước hình nhỏ sau.
- Vẽ thành phần chính trước thành phần phụ sau .
- Biết rõ những gì mình muốn vẽ. Ví dụ: hiểu được cấu tạo, chủng loại, quy cách, hình cắt, hình thấy đối tượng. Đây gọi là kiến thức chuyên ngành.
- Khi Hatch dùng lệnh layiso để chừa lại đối tượng cần hatch.
- Dùng phím spacebar thay cho phím enter.
- Dùng E-spacebar để xóa đối tượng, không dùng phím delete.
- Lặp lại lệnh vừa thực hiện – Gõ spacebar.
- Chọn lại các đối tượng vừa chọn dùng gõ P khi đang gọi lệnh.
- Dùng lệnh Find để tìm và thay thế nhiều đối tượng (có thể chọn vùng nhỏ)
- Dùng lệnh FI để chọn đối tượng (khó chọn bằng chuột).
- Dùng lệnh lấy layer hiện hành laymcur. Nên gán cho phím ` (kế phím số 1) vì sẽ dùng rất nhiều.
- Zoom to fit – Double chuột giữa.
- Khi thể hiện đối tượng trước sau, trên dưới thì dùng wipeout để che đối tượng (không nên trim)
- Điểm mặt các lỗi Cad thường gặp
Nâng cao kỹ năng vẽ:
- Sử dụng lệnh tắt triệt để cho những lệnh thường dùng
- Set thông số Option tối ưu
- Sử dụng 12 Lisp tuyển chọn dành cho họa viên kiến trúc
- Sử dụng Block dynamic để tăng tốc. Đây chính là bí quyết vẽ nhanh mà không cần nhanh tay
- Sử dụng block Attribute để thống kê
Công cụ Xref
- Xref: tham chiếu ngoài
- Block xref là block có dữ liệu nằm ở bên ngoài, có thể gọi là block ngoại trú. Khác với các block nội trú thông thường.
- Để tạo block xref, từ file bất kỳ ta gõ XR – chọn nút lệnh Attach, chọn file và click ra màn hình.
Lưu ý: trước khi thực hiện thao tác này chúng ta phải kiểm tra unit giữa file gốc và file chính (*)
(*) File gốc là file chứa dữ liệu block. File chính là file chứa block. Bạn cần phải phân biệt được 2 khái niệm này mới sử dụng được xref. - Nút lệnh Reload: khi file gốc có thay đổi, ta click reload để update sự thay đối tại file chính.
- Nút lệnh Bind: Chuyển block ngoại trú thành block nội trú, có thể hiểu là bỏ link để gửi file cho khách hàng.
Các lệnh liên quan
- XC: Lệnh xén block, dùng để bóc chi tiết.
- Xopen (XX): Lệnh mở file gốc (từ file chính).
- Etransmit: Lệnh đóng gói các file liên quan. Ví dụ: file gốc, file ảnh, file nét in,…. Dùng để lưu file.
- Blocktoxref (dùng kết hợp với lệnh Wblock): Chuyển block nội trú thành block ngoại trú (ngược lại với nút lệnh Bind).
Lưu ý:
- Tên file gốc và thư mục chứa file gốc không được có dấu tiếng Việt. Nên move file gốc về gần gốc tọa độ 0,0.
- Không nên đổi tên file gốc và di chuyển file gốc.
No comments:
Post a Comment